Quy trình lắp ráp an toàn và cách thức vệ sinh phần cứng Máy tính

02.05.19 11:05 PM Nhận xét Bởi Anln

1. Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ cần thiết cho lắp ráp máy tính

Một bộ tuốc vít


Đồng hồ vạn năng:  Đồng hồ vạn năng dùng để đo trở kháng, đo điện áp DC, AC, đo dòng tiêu thụ của một mạch điệnĐồng hồ số có thang đo tần số.


2. Quy trình lắp ráp máy tính

a. Lựa chọn và mua máy tính phù hợp với công việc khách hàng dùng

Chọn linh kiện cho máy tính là việc làm cần thiết khi lắp một bộ máy vi tính, nếu thiết bị chọn không đúng cách có thể làm cho máy chạy không ổn định, không tối ưu về tốc độ hoặc không đáp ứng được công việc.

Để chọn một máy tính phù hợp ta dựa vào hai yếu tố chính: Mục đích sử dụng máy tính và Tính tương thích của thiết bị 

Chọn linh kiện máy tính dựa theo mục đích sử dụng máy tính

- Máy tính sử dụng cho các công việc đồ hoạ như: Vẽ thiết kế, Xử lý ảnh, Chơi Game 3D, Tạo phim hoạt hình. Cần thiết phải sử dụng cấu hình:

Chíp Core 2 Dual tốc độ từ 3.0 GHz trở lên (hoặc Core Quad) trở lên

Bộ nhớ RAM từ 4GB trở lên 

Mainboard hỗ trợ Card video rời

Card video 16x với bộ nhớ GDDR3 1GB trở lên.

Ổ cứng từ 500GB trở lên (nên dùng SSD).

- Máy tính sử dụng cho các công việc văn phòng như: Soạn thảo văn bản, Truy cập Internet, Nghe nhạc, xem phim, các công việc đơn giản khác, có thể sử dụng cấu hình:

Chíp Celeron hoặc Pentium Dual Core trở lên

Bộ nhớ RAM từ 1GB trở lên

Mainboard có Card video Onboard

Ổ cứng từ 80GB (HDD hoặc SSD) trở lên

- Máy tính dành cho học lập trình thì không cần phải hỗ trợ Card đồ họa rời

Chíp Core 2 Dual tốc độ từ 3.0 GHz trở lên (hoặc Core Quad) trở lên

Bộ nhớ RAM từ 4GB trở lên 

Mainboard hỗ trợ Card Onboard (nếu có rời càng tốt)

Ổ cứng từ 500GB trở lên (nên dùng SSD).

- Máy tính dành cho học Quản trị mạng và bảo mật cần CPU, RAM, Ổ cứng SSD và lớn để tạo nhiều máy ảo giả lập hệ thống

Chíp Core I3, I5 tốc độ từ 2.0 GHz trở lên

Bộ nhớ RAM từ  tối thiểu 8GB, tốt nhất ở 12GB hoặc 16GB 

Mainboard hỗ trợ Card Onboard (nếu có rời càng tốt)

Ổ cứng từ 500GB trở lên (nên dùng SSD).

Tính tương thích khi chọn các linh kiện thiết bị 

Trong  máy tính có 4 thiết bị có tính  tương thích, bạn phải chọn đồng bộ nếu không có thể chúng sẽ không hoạt động hoặc không phát huy hết tác dụng, ba thiết bị đó là:

Mainboard 

CPU 

Bộ nhớ RAM 

Ổ cứng

Bốn thiết bị này rằng buộc ở tốc độ Bus, bạn hãy chọn theo nguyên tắc sau:

 Chọn Mainboard trước, Mainboard phải đáp ứng được các yêu cầu của công việc sử dụng.

 Chọn CPU có tốc độ Bus (FSB) nằm trong phạm vi Mainboard hỗ trợ.

 Chọn RAM có tốc độ Bus > = 50% tốc độ Bus của CPU. Nên dùng 2 RAM để tăng BUS

b. Chuẩn bị  thiết bị  cho một bộ máy tính

Một bộ máy tính tối thiểu cần những thiết bị sau:

Case (Hộp máy): Case là thùng máy, hãy chọn case sao cho đảm bảo được độ thoáng mát cho máy, bộ nguồn thường đi theo case hoặc bán rời, hiện nay ta nên dùng nguồn có công suất thực > =  350W (Nên chọn các bộ nguồn chính hãng như Acbel, CoolMaster,…)

Mainboard: Mainboard là thiết bị quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm. Mainboard nó quyết định trực tiếp đến tốc độ và độ bền của máy, nên chọn mainboard của các hãng uy tín như Intel, Gigabyte, Asus, và một số hãng khác và có sử dụng chipset của Intel. Khi chọn Mainboard cần quan tâm đến Socket và FSB của CPU và Bus của RAM.

CPU: Chọn CPU thích hợp với Mainboard mà bạn đã chọn và CPU đó phải có tốc độ đảm bảo với yêu cầu công việc của khách hàng.

RAM: Chọn RAM có dung lượng đảm bảo cho yêu cầu công việc của khách hàng, còn tốc độ Bus thì phụ thuộc vào Bus của CPU.

Đĩa cứng: Nên chọn đĩa cứng có dung lượng tối thiểu 80GB, bộ đệm 8MB, tốc độ quay 5400rpm trở lên của các hãng nổi tiếng như Seagate, western Digital,... Lưu ý: Không nên dùng ổ quá lớn trong khi dung lượng sử dụng quá ít.

Ổ DVDROM:  Bạn có thể lắp hay không lắp ổ DVDROM đều được, nhưng khi muốn cài đặt phần mềm ta phải cần đến nó.

Card âm thanh: Nếu Mainboard bạn chọn mà không có Card sound on board thì bạn sẽ không nghe được nhạc, để có thể nghe nhạc bạn cần lắp thêm Card sound rời.

Loa: Bạn có thể mua một bộ loa bất kỳ tùy theo sở thích miễn là loa đó có bộ khuếch đại công suất âm tần ở trong.

Card màn hình: Nếu như Mainboard chưa có Card Video on board thì bạn cần phải lắp thêm Card Video rời, dung lượng RAM trên Card video càng lớn thì cho phép bạn xử lý được các bức ảnh đẹp hơn và khi chơi Game ảnh không bị giật.

c. Các bước tiến hành

Lắp CPU, quạt CPU và thanh RAM vào Mainboard: Lắp CPU và RAM vào Mainboard từ bên ngoài.

Lắp Mainboard (đã có CPU và RAM) vào hộp máy, cần chú ý các chân ốc nếu bắt sai các chân ốc có thể làm chập điện hỏng Mainboard hoặc đứt mạch in trên Mainboard.

Đấu dây cấp nguồn cho Mainboard, đấu các dây công tắc nguồn, công tắc Reset, đèn báo nguồn, báo ổ cứng và loa vào Mainboard theo hướng dẫn trên Mainboard hoặc trên quyển hướng dẫn đi theo Mainboard.

Gắn Card Video vào (nếu Mainboard chưa có Card onboard)

Cắm dây tín hiệu màn hình, bàn phím, chuột  vào máy, cấp điện nguồn và bật công tắc => Nếu sau vài giây bật công tắc có một tiếng bíp và màn hình xuất hiện các dòng chữ (phiên bản BIOS - như hình dưới) là quá trình lắp đặt trên đã đúng và máy đã chạy.

Sau khi báo lên phiên bản BIOS bạn tắt điện và lắp tiếp ổ cứng và ổ DVD ROM vào máy, khi lắp ổ cứng và ổ DVD Rom bạn lưu ý:  

Nên lắp mỗi ổ trên một sợi cáp riêng nhằm đảm bảo cho máy đạt tốc độ cao hơn, khi lắp như vậy ta không cần thiết lập Jumper.

Trường hợp bắt buộc phải lắp 2 ổ trên một cáp thì bạn cần thiết lập Jumper cho một ổ là Master ổ kia là Slave, bạn có thể lắp môt ổ cứng và một ổ CD Rom trên cùng một cáp hoặc 2 ổ cứng trên cùng một cáp.

Cáp tín hiệu chia làm 2 đoạn thì lắp đoạn dài hơn về phía Mainboard.

Thiết lập cấu hình cho máy

3. Quy tắc an toàn, vệ sinh phần cứng máy tính

a.  Khi mở máy

Đừng đánh dấu hoặc moi móc các vỏ kim loại có sơn. Khách hàng hoàn toàn có lý khi muốn giữ gìn chiếc máy PC mà họ đã bỏ tiền ra mua. Cũng phải cẩn thận như vậy đối với vỏ máy sau khi tháo rồi đặt nó sang một bên.

Cất các ốc vít ở một nơi an toàn, có sắp đặt hẳn hoi.

Để từng ốc vít khi tháo và để riêng ra từng nhóm ốc vít.

Phải hết sức cẩn thận khi trượt vỏ máy ra khỏi máy. Các móc gài hoặc các gờ gia cố bằng kim loại được hàn vào vỏ có thể cắt các dây cáp tín hiệu.

b. Khi đóng máy

Đảm bảo mọi phụ kiện được lắp đặt và bắt chặt đúng vào các vị trí bằng những phần cứng và các ốc vít phù hợp.

Sau khi các thiết bị của máy đã được lắp lại chặt chẽ, bạn có thể cấp điện cho máy rồi chạy các trình chuẩn đoán nhằm kiểm tra hệ thống, khi máy đã được kiểm tra đúng đắn rồi, bạn có thể lắp vỏ máy vào (nên cẩn thận, tránh phá hư các cáp và dây dẫn) rồi siết chặt bằng các ốc vít.

c. Khi làm việc bên trong máy

Phải cẩn thận với các mép sắc bén chạy dọc theo vỏ kim loại hoặc bên trong thân khung sườn kim loại của máy.

Phải kiểm tra xem kết cấu khung sườn có chặt chẽ hay không.

Kiểm tra các khe thông gió và các quạt xem có thông gió tốt hay không.

Kiểm tra bụi bặm và rác rưởi.

Cẩn thận khi chọn khung sườn mới.

Nên chọn các vỏ máy, các bộ nguồn và các bo mạch chính đã chuẩn hoá.

Giữ cho các ổ đĩa được gắn chặt, gọn gàng khít khao.

Hãy gắn bo mạch chính một cách cẩn thận.

Hãy kiểm tra các mối nối một cách kỹ lưỡng.

Nhớ kiểm tra các bo mạch.

Nhớ kiểm tra các thiết bị bộ nhớ.

Nhớ kiểm tra quạt/ giải nhiệt dành cho CPU.

4. Quy trình chẩn đoán và giải quyết sự cố PC

a. Xác định rõ các triệu chứng

Thường xuyên ghi chép chi tiết các triệu chứng và sự việc sẽ giúp tập trung vào những công việc sát sườn, tránh sa đà vào những vấn đề không liên quan.

b. Nhận diện và cô lập vấn đề

Trước khi cô lập vấn đề vào trong một thành phần cứng nào đó, phải chắc rằng chính thiết bị đó đang gây ra vấn đề.

Khi đã nhận diện xong khu vực có khả năng có vấn đề, có thể bắt đầu quá trình sửa chữa thực sự và chuyển sang làm việc với bộ phận nghi ngờ.

c. Thay thế các thành phần lắp ghép

Nên thay thế toàn bộ một thành phần hơn là cố gắng sửa từng bộ phận của nó.

Chọn đúng mã số thành phần (part number) của nhà sản xuất đối với thành phần phần cứng cần thay thế.  

d. Thử nghiệm lại

Ráp máy trở lại một cách cẩn thận trước khi thử nghiệm.

Nếu các triệu chứng hỏng hóc vẫn còn, đánh giá lại các triệu chứng ấy và thu hẹp vấn đề vào một thành phần khác của máy đến khi có thể xác nhận rằng các triệu chứng kia đã không còn nữa trong hoạt động thực tế, mới có thể đưa máy vào làm việc trở lại như cũ.

Anln

Chia sẻ -