I. Mục tiêu
- Nắm vững các thao tác để quản trị hệ thống tập tin trên linux.
II. Các giải pháp triển khai
- Tìm kiếm file, folder với find/locate
- Xóa file/folder với: rm/rmdir
- Sử dụng vi/vim/nano để edit văn bản
- Sử dụng mount, mkfs, fstab
III. Cách triển khai
Phần 1. Lệnh find/locate
Find:
Lệnh này sẽ cung cấp một danh sách tất cả các tệp tin và thư mục trong đường dẫn hiện hành.
Để dễ dàng tìm kiếm hơn có thể kết hợp lệnh find cùng các tham số vd: tham số -name
#find . -name f\*
Câu lệnh trên bạn có thể tìm kiếm tất cả các file và thư mục có tên bắt đầu bằng chữ f
Tìm file ftrong lệnh này có phân biệt chữ hoa và chữ thường nếu muốn không phân biệt hoa thường thì viết như sau :
#find . -iname f\*
ngoài ra còn một số tham số nữa như sed và awk
Locate:
Với lệnh locate sẽ tìm kiếm nhanh và chi tiết hơn lệnh find. Lệnh locate sẽ trả về một danh sách tất cả tên đường dẫn chứa nhóm có ký tự đặc biệt.
vd:
#locate f2
thì hệ thống sẽ trả về những đường dẫn có chứa tên file f2
Vì hệ thống trả về quá nhiều đường dẫn mà muốn tìm đúng đường dẫn mà ta muốn thì rất lâu nên ta thêm lệnh” | grep <tên muốn tìm>” vào sau câu lệnh trên thì kết quả tìm kiếm sẽ nhanh hơn vd:
#locate f2 | grep gz
thì hệ thống sẽ trả về tất cả các đường dẫn có chữ gz
Phần 2:Xóa các file và thư mục
Nếu muốn xóa một thư mục hoặc một file bạn có thể sử dụng lệnh rm. Điều quan trọng bạn cần lưu ý là khi sử dụng lệnh này để xóa một file hoặc thư mục, các file này không thể restore được. Để xóa 1 file bạn thực hiện:
rm /home/marin/useless-file.txt
Bạn có thể sử dụng rm với nhiều tùy chọn khác nhau. Một số tùy chọn quan trọng như:
-f: buộc xóa các file có thông báo nhắc nhở
-i: nhắc nhở trước khi xóa
-r: xóa bỏ các thư mục đệ quy
-d: xóa các thư mục rỗng
-v: giải thích đang thực hiện nhiệm vụ gì
Nó tương tự với xóa thư mục bằng lệnh rmdir
Phần 3: Sử dụng vi/vim/nano để edit văn bản
Sử dụng cấu trúc:
Vi(hoặc vim/nano) <tên file>(hoặc đường dẫn đến file nếu chưa cd)
Ta có thể sửa file đó dưới định dạng văn bản.
Để có thể chỉnh ta ấn I – insert mode sẽ hoạt động cho phép ta chỉnh sửa
Còn để save lại, ta gõ :x.
Phần 4: Sử dụng mount, mkfs, fstab
1. Tạo file system và mount vào thư mục cần dùng
Sau khi đã gắn volume vào server, bạn cần tiến hành tạo file system và mount volume vào thư mục cần dùng để sử dụng. Ở đây tôi mount vào thư mục /data.
Tại terminal (cửa sổ lệnh) sau khi đã kết nối được vào server, chạy lệnh:
# fdisk -l
Check xem volume vừa gắn vào device nào? Ví dụ ở đây là /dev/vdb. Thực hiện tạo file system và mount vào thư mục cần dùng:
# mkfs.ext4 /dev/vdb
# mount /dev/vdb /data
2. Cấu hình mount trong /etc/fstab
Để cấu hình server tự động nhận volume sau khi reboot, cấu hình file /etc/fstab theo yêu cầu bạn cần dùng, chúng tôi gợi ý một cách đơn giản nhất. Đầu tiên, lấy UUID của volume:
# blkid
/dev/vda1: UUID="2941549e-cb5f-4a51-9c78-08f21cd7f919" TYPE="ext4"
/dev/vdb: UUID="60d49769-daa6-4438-bb7c-c20a6377768c" TYPE="ext4"
UUID của volume vừa gắn thêm là 60d49769-daa6-4438-bb7c-c20a6377768c, chúng ta sẽ dùng UUID này để cấu hình mount trong fstab.
Mount bằng UUID của volume sẽ đảm bảo volume của ta luôn được mount chính xác tới thư mục cấu hình, việc sử dụng các device name như /dev/vdb sẽ không thực sự đúng trong quá trình sử dụng lâu dài với nhiều thao tác gắn, gỡ volume khỏi server vì tên này có thể thay đổi.
Thêm vào file /etc/fstab dòng lệnh:
UUID=60d49769-daa6-4438-bb7c-c20a6377768c /data ext4 defaults 0 0
Lưu lại file và chạy lệnh:
#mount -a
Nếu có lỗi phát sinh, không reboot lại server để tránh tình trạng server không thể khởi động. Kiểm tra cấu hình trong file /etc/fstab và chạy lại lệnh cho tới khi không có thông báo lỗi.