Giao thức định tuyến RIP phiên bản 2

03.05.19 01:16 AM Nhận xét Bởi Anln

I. Tổng quan


1. Đặc điểm: Để tiếp cận RIPv2 một cách nhanh chóng và đầy đủ, những phần trong chương này sẽ đề cập tới sự khác nhau giữa RIPv1 và RIPv2:

  


  

=> Router chạy RIP gửi thông tin về tuyến đường trong các cập nhật RIP qua mỗi giao tiếp trong mỗi khoảng thời gian cập nhật. Một Router chạy RIP quảng bá những tuyến đường kết nối trực tiếp với nó, và những Router chạy RIP khác nhận quảng bá và cập nhật vào bảng định tuyến của mình. Chú ý rằng RIP không cất giữ bảng sơ đồ (topology) riêng biệt. Những Router chạy RIP không thiết lập quan hệ láng giềng, cũng không gửi thông điệp hello - mỗi router chỉ đơn giản là gửi cập nhật với địa chỉ đích là 224.0.0.9 với RIPv2 và 255.255.255.255 với RIPv1

=> RIPv2 và RIPv1 đều sử dụng số chặng làm chi phí, chi phí tối đa là 15, với chi phí bằng 16 được xem là vô cùng (infinity) và tuyến không thể đến được. Một Router chạy RIP không đặt chi phí của nó vào tuyến khi gửi cập nhật. Thay vào đó Router chạy RIP sẽ tăng chi phí lên một khi xây dựng gói tin cập nhật. Ví dụ: nếu Router A có một tuyến chi phí bằng 2, nó sẽ quảng bá tuyến đó đi với chi phí bằng 3.

=> Khi một Router chạy RIP học được nhiều tuyến đến cùng một mạng con thì tuyến có chi phí thấp nhất sẽ được chọn. Nếu như có nhiều tuyến có chi phí bằng nhau và nhỏ nhất, Router mặc định sẽ cập nhật 4 tuyến vào bảng định tuyến. Router cũng có thể cho phép cập nhật từ 1 tới 6 tuyến vào bảng định tuyến bằng cách sử dụng câu lệnh ip maximum-paths  number  trong chế độ Router RIP

2. Hội tụ và chống vòng lặp:

Phần quan trọng nhất và cũng phức tạp nhất của RIP nằm ở những phương thức chống vòng lặp. Giống như những giao thức định tuyến Distance vector, RIP sử dụng kết hợp những công cụ chống vòng lặp khác nhau, nhưng đáng tiếc rằng những công cụ này cũng làm tăng thời gian hội tụ (convergence) một cách đáng kể. Sự thật đó là một hạn chế rất lớn của RIP (kể cả RIPv2). Bảng sau đây sẽ tổng hợp những tính năng và phương thức liên quan đến hội tụ và chống vòng lặp của RIP



  

Khoảng thời gian Invalid:

=> Nếu mạng 10.1.5.0 bị mất, Router R4 sẽ đánh dấu tuyến này như là không đến (unreachable) và truyền thông tin cho các Rouer khác. Nhưng nếu trong trường hợp chính Router R4 bị chết, Router R1,R2,R3 vẫn còn lưu giữ thông tin về mạng 10.1.5.0 trong bảng định tuyến. Thông tin về tuyến không còn hợp lệ nhưng không có Router nào thông báo cho R1,R2,R3 biết về việc này. Kết quả là R1,R2,R3 sẽ đẩy các gói tin đi về các địa chỉ mạng đích không còn tồn tại, mạng bị hiện tượng lỗ đen.

=> Vấn đề có thể giải quyết được bằng cách thiết lập một thông số gọi là khoảng thời gian không phù hợp (invalidation timer) cho từng hàng trong bảng định tuyến. Ví dụ: khi Router R3 nghe về mạng 10.1.5.0 lần đầu tiên và nhập thông tin vào bảng định tuyến. R3 sẽ thiết lập một đồng hồ cho tuyến đó. Ở mỗi chu kỳ cập nhật nhận được từ R4 thì R3 sẽ bỏ qua những cập nhật đã biết và khởi động lại thời gian tuyến đó. Nếu Router R4 bị chết thì R3 không còn nghe về mạng 10.1.5.0. Thời gian Invalid sẽ bị hết, C đánh giấu tuyến như không đến được và truyền thông tin này trong cập nhật kế tiếp.

=> Thời gian cho tuyến hết hạn thường là từ 3 cho tới 6 chu kỳ cập nhật. Một Router không muốn xem một tuyến là không hợp lệ chỉ sau một chu kỳ cập nhật bị mất vì điều này sẽ làm cho gói tin bị mất hay tăng độ trễ của mạng. Ngược lại, nếu thời gian là quá dài, quá trình hội tụ mạng sẽ rất chậm.

Split horizon:

Giả sử rằng mạng 10.1.5.0 bị sự cố, Router R4 sẽ phát hiện, đánh dấu tuyến này là không đến được và truyền thông tin đến R3 ở chu kỳ cập nhật kế tiếp. Tuy nhiên trước khi R4 kích hoạt một cập nhật, có một vấn đề xẩy ra. Cập nhật của R3 đến thông báo là nó có thể đến được mạng 10.1.5.0, chỉ cách R3 một chặng. R4 không có cách nào nhận ra R3 quảng bá sai. R4 sẽ tăng giá trị số chặng và đưa vào bảng định tuyến thông tin là mạng 10.1.5.0 có thể đến được thông qua R3 cách đó 2 chặng.

=> Bây giờ có một gói tin có địa chỉ đích là 10.1.5.3 đến Router R3. R3 tra bảng định tuyến của nó và đẩy gói tin về R4. R4 tra bảng định tuyến và đẩy về R3. Một vòng lặp xẩy ra.

=> Tính năng Split horizon sẽ ngăn ngừa khả năng vòng lặp xuất hiện. Có 2 nhóm Split horizon gồm Split horizon đơn giản và Split horizon kết hợp với Poison reverse.

=> Nguyên tắc cho Split horizon đơn giản là khi gửi một cập nhật ra một cổng, không được chứa những địa chỉ mạng được học trên chính cổng đó.

=> Các Router thực hiện tính năng Split horizon đơn giản. R3 sẽ gửi một cập nhật cho R4 về địa chỉ mạng 10.1.1.0 và 10.1.2.0, 10.1.3.0. Các mạng 10.1.4.0 không gửi vì nó là connected và 10.1.5.0 là từ R4. Tương tự gửi cập nhật tới R2 bao gồm địa chỉ 10.1.4.0, 10.1.5.0 và không có 10.1.1.0 và 10.1.2.0, 10.1.3.0.

=> Luật Split horizon với poison reverse là một cải tiến.


II. Thực hành

1. Cấu hình giao thức định tuyến động RIPv2

a. Yêu cầu chuẩn bị

3 Router Cisco 2621XM

2 Cisco Catalyst Switch 2950-24

4 PC

Dây cáp Fast Ethernet,Serial

b Yêu cầu nội dung

Đấu nối thiết bị như sơ đồ

Cấu hình trên các Interface

Cấu hình cơ bản cho Router

Cấu hình giao thức RIPv2 trên Router R1 và R2 

Kiểm tra kết nối giữa các thiết bị trong mạng

c. Video hướng dẫn

2. Cấu hình giao thức định tuyến RIP

a. Yêu cầu chuẩn bị

2 Router Cisco 2621XM

2 Cisco Catalyst Switch 2950-24

4 PC

Dây cáp Fast Ethernet,Serial

b. Yêu cầu nội dung

Đấu nối thiết bị như sơ đồ

Cấu hình trên các Interface

Cấu hình cơ bản cho Router

Cấu hình giao thức RIP trên Router R1 và R2 

Kiểm tra kết nối giữa các thiết bị trong mạng

c. Video hướng dẫn

3. Cấu hình giao thức định tuyến động RIPng

a.Yêu cầu chuẩn bị 

3 Router Cisco 1941

2 Switch 2960

3 PC

Dây cáp Gigabit Ethrnet,Serial

b.Yêu cầu nội dung 

Đấu nối thiết bị như sơ đồ

Cấu hình cơ bản cho Router

Cấu hình trên các Interface

Cấu hình định tuyến RIPng trên Router R1,R2,R3 và Default Router trên Router R2

Kiểm tra kết nối giữa các thiết bị trong mạng

c. Video hướng dẫn


4. Cấu hình Passive Interface

a. Yêu cầu chuẩn bị 

3 Router Cisco 2621XM

1 Cisco cataly Switch 2950-24

4 PC

Dây cáp Fast Ethrnet,Serial

b. Nội dung thực hiện

Đấu nối thiết bị như sơ đồ

Cấu hình cơ bản

Cấu hình trên các Interface

Cấu hình định tuyến RipV2 trên các Router R1,R2,R3

Kiểm tra kết nối giữa các thiết bị trong máy

Cấu hình Passive Interface trên Router R1

 c. Video hướng dẫn



-----&-----&-----

Để quay về danh sách các bài phần Network các bạn chọn link sau

https://www.quantrimangdn.com/blogs/post/tong-hop-cac-bai-phan-network

Anln

Chia sẻ -